UBND HUYỆN NINH GIANG
TRƯỜNG THCS HƯƠNG
Số: 30/KH-THCSTH
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
Tân Hương, ngày 15 tháng 4 năm 2023.
|
BÀI TUYÊN TRUYỀN
VỀ TẬT KHÚC XẠ MẮT HỌC ĐƯỜNG VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
Kính thưa: Các thầy cô giáo cùng các em học sinh thân mến.
Trong buổi lễ chào cờ hôm nay, tôi xin gửi đến các thầy cô và các em những thông tin tuyên truyền về tật khúc xạ học đường và cách phòng tránh.
Tật khúc xạ (TKX) học đường là gì ? nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng chống như thế nào là những vấn đề mà chúng ta nên biết, để giữ gìn cho đôi mắt trẻ thơ trong sáng, đủ sức khỏe học tập, vui chơi và công tác sau này.
Tật khúc xạ (TKX) là từ chung chỉ các tật cận thị, viễn thị và loạn thị của mắt, trong đó chủ yếu là cận thị chiếm tỉ lệ khá cao trong cộng đồng. Tật khúc xạ đang ngày càng trở nên phổ biến và gây ra nhiều gánh nặng cho gia đình và xã hội .
Tật khúc xạ học đường đang thường mắc ở tuổi đang đi học, là quá trình học tập ,vui chơi giải trí thiếu khoa học, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, ánh sáng phòng học không đầy đủ, đọc và viết không đúng khoảng cách quy định, đọc truyện, xem tivi, chơi game nhiều,...
Những nguyên nhân trên có thể làm ảnh hưởng xấu đến khả năng điều tiết của mắt, làm cho thị lực giảm dần, mắt không nhìn rõ vật ở xa, tầm nhìn hạn chế, chỉ thấy được vật ở gần.
Khi thấy các em xem chữ trên bảng, học sinh phải nheo mắt, nghiêng đầu, đọc viết chậm, học hành sút kém, trẻ hay kêu nhức mắt, nhức đầu thì giáo viên cho trẻ ngồi nơi gần bảng, cha mẹ học sinh cần quan tâm cho trẻ đi khám Mắt ở các cơ sở chuyên khoa mắt càng sớm càng tốt, để phát hiện sớm bệnh, tránh không làm tăng độ Tật khúc xạ, ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Vệ sinh mắt hàng ngày là việc rất cần thiết, giúp làm giảm những căng thẳng về điều tiết mắt và phòng tránh được Tật khúc xạ học đường. Dưới đây là một số điều mỗi chúng ta cần biết để bảo vệ đôi mắt của mình :
1. Không nên “làm việc” bằng mắt liên tục quá 45 phút, học sinh cần được ra sân chơi và tập thể dục giữa giờ, tránh đọc truyện, chơi game trong giờ giai lao (chơi game điện thoại lại càng dễ mắc Tật khúc xạ). Cứ làm việc khoảng 20 phút, ta nhìn xa từ 1 đến 2 phút để mắt tự điều tiết.
2. Phòng học hoặc nơi làm việc nên được chiếu sáng đầy đủ bằng ánh sáng tự nhiên, khoảng cách đọc và viết từ mặt bàn đến mắt học sinh khoảng từ 25 đến 40cm (tùy lứa tuổi), giữ đúng tư thế ngồi học, bàn học đúng quy cách, nếu đọc sách nên ngồi đọc, còn làm việc trên máy vi tính nên để màn hình cách mắt ít nhất 50cm.
3. Chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên để cho trẻ ngủ từ 8 đến 10 giờ mỗi ngày, cường độ học tập hợp lý vệ sinh mắt hàng ngày.
4. Khám mắt định kỳ tại các cơ sở chuyên khoa mắt để được phát hiện sớm tật khúc xạ, được tư vấn và chỉnh kính hợp lý, phát hiện sớm và điều trị các bệnh mắt khác (nếu có )
5. Đeo kính đúng số, đúng bệnh hoặc phẫu thuật (nếu cần thiết) để phòng tránh nhược thị và hậu quả sau này.
Trên đây là những thông tin tuyên truyền về tật khúc xạ học đường và cách phòng tránh.
Mong rằng những kiến thức trên có thể giúp cho các thầy cô giáo và các em hiểu rõ hơn về tật khúc xạ học đường và cách phòng tránh, từ đó có các biện pháp phòng tránh cho bản thân, đồng thời tuyên truyền, cho gia đình và cho cộng đồng cùng biết.
Cuối cùng xin kính chúc các thầy cô giáo và các em luôn mạnh khỏe!
Tân Hương, ngày 15 tháng 4 năm 2023.
Người thực hiện
XÁC NHẬN BGH
Nguyễn Thị Hai Mừng
BỘ CÂU HỎI GIAO LƯU CHĂM SÓC MẮT HỌC ĐƯỜNG
17/4/2023
TT
|
CÂU HỎI
|
ĐÁP ÁN
|
1.
|
Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến tật khúc xạ ( cận thị, viễn thị, loạn thị) ở lứa tuổi học đường?
- Đọc sách, xem ti vi và sử dụng các thiết bị điện tử ở khoảng cách quá gần và quá lâu.
- Khô mắt do thiếu vitamin A.
- Bị thương ở mắt do chơi các vật sắc nhọn, pháo hoa, đồ chơi.
- Đau mắt đỏ.
|
A
|
2.
|
Em hãy cho biết biểu hiện của tật khúc xạ ?
- Không nhìn rõ vật.
- Vật nhìn bị nhòe cả khi nhìn gần hoặc xa.
- Hay mệt mỏi, đau đầu, nhức mắt.
- Cả 3 đáp án trên.
|
D
|
3.
|
Khoảng cách đứng để kiểm tra thị lực với bảng thị lực rút gọn là bao nhiêu mét?
- 3m
- 4m
- 5m
- 6m
|
B
|
4.
|
Có thể nhận biết trẻ bị cận qua các dấu hiệu như thế nào?
|
-Nheo mắt, nghiêng đầu, ngồi gần, ở lớp: ghi chép trên bảng khó khăn, haу phải nhờ bạn bè giúp đỡ,...
|
5
|
Em hãy lựa chọn các biện pháp để phòng tránh tật khúc xạ:
- Tăng cường tham gia các hoạt động ngoài trời.
- Không đọc sách, học bài, làm việc với máy tính, xem tivi ở khoảng cách gần và lien tục quá lâu, quá nhiều.
- Kiểm tra, đo thị lực mắt tối thiểu 1 lần/năm. Riêng các em có tật khúc xạ tối thiểu kiểm tra thị lực mắt 6 tháng / lần
Tất cả các phương án trên.
|
D
|
6
|
Tư thế ngồi học nào dưới đây giúp phòng ngừa cận thị?
- Hai chân chạm đất.
- Mông đặt thoải mái trên ghế.
- Hai cánh tay đặt lên bàn.
- Tất cả các tư thế trên.
|
D
|
7
|
Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh đau mắt đỏ ?
- Đeo kính bảo vệ hoặc kính mát giúp ngừa lây lan bệnh đau mắt.
- Mua thuốc ở hiệu thuốc và tự nhỏ.
- Dùng khăn mặt riêng, rửa mặt bằng nước sạch và không dụi tay bẩn vào mắt.
- Sử dụng cách điều trị dân gian ( ví dụ: đắp hoa Điệp, lá trầu vào mắt..)
|
C
|
8
|
Các bệnh nào sau đây hay làm giảm thị lực (mắt nhìn kém)
- Đau mắt đỏ
- Tật khúc xạ (cận, viễn, loạn thị) hoặc tổn thương mắt do dị vật
- Lác/lé
- Cả 3 đáp án trên
|
B
|
9
|
Hành động đúng nhất mà em sẽ làm nếu thấy mắt mình nhìn kém đi?
- Xoa hoặc dụi mắt để nhìn rõ hơn
- Nói với giáo viên/bố mẹ để được ngồi ở vị trí phù hợp hơn.
- Tự điều trị bằng cách nhỏ thuốc
- Đến cơ sở khám mắt cùng với Bố mẹ/người thân
|
D
|
10
|
Để ngăn ngừa bệnh mắt, một năm em cần đi khám mắt ít nhất mấy lần?
- Không cần đi khám
- Chỉ đi khám khi mắt có vấn đề
- 2 lần
- 1 lần
(giải thích vì câu hỏi hỏi ít nhất mấy lần/năm nên “d” là đáp án đúng nhất. Trong các hoạt động truyền thông về chăm sóc mắt của dự án luôn khuyến khích các em là “nên đi khám mắt 6 tháng/lần”
|
D
|