Họ và tên: Hà Phương Anh
Lớp :9A trường THCS Tân Hương- Huyện Ninh Giang- Tỉnh Hải Dương
Sđt: 0865005482
Thông tin về tác phẩm sự thi:
- Nhân vật cô Xoan: Cô Nuyễn Thị Xoan – hiệu trưởng trường THCS Tân Hương.
- Nhân vật cô Loan: Cô Nguyễn Thị Phương Loan - giáo viên môn Ngữ Văn trường THCS Tân Hương.
- Nhân vật bạn Chi: Bạn Hà Yến Chi - học sinh lớp 9A trường THCS Tân Hương.
- Nhân vật mẹ bạn Chi: Phụ huynh bạn Hà Yến Chi - từng là học trò cũ của trường THCS Tân Hương.
BÀI DỰ THI
Thời gian cứ trôi đi, đều đặn không nhanh không chậm nhưng lại là một vòng tuần hoàn khép kín, chẳng thứ gì có thể kiểm soát được nó, thậm chí đôi khi ta còn tưởng rằng thời gian thật phũ phàng , nó mặc kệ mọi thứ xảy ra như thế nào, mặc kệ những điều ta đã làm với nó. Nhưng thật ra , thời gian đã cho ta những điều thật ngọt ngào và đáng quý, dù nó có là niềm vui hay nỗi buồn, dù thành công hay thất bại. Càng về sau này khi nhìn lại tất cả những điều ấy, dù quá khứ có những sai lầm thất bại thậm chí là đáng xấu hổ đi nữa thì nó cũng đã qua rồi và tất cả chỉ còn lại là kỉ niệm. Thời gian đã đưa tôi đến những tháng ngày cuối cùng của cấp Trung học cơ sở dù nhiều thử thách nhưng cũng thật nhiều niềm vui và kỉ niệm. Năm tháng của những niềm vui bên bè bạn bên cô thầy, những khó khăn nhọc nhằn vất của những kì thi căng thẳng sẽ mãi là kỉ niệm đẹp đẽ nhất với tôi. Giờ đây, có lẽ tôi đã không còn nhớ hết nhưng lúc nào cũng đinh ninh khắc sâu trong tiềm thức kỉ niệm về cuộc trò chuyện cùng cô giáo hiệu trưởng.
Tôi là một học sinh của đội tuyển Văn trong suốt 4 năm cấp 2, tôi thích những tác phẩm văn học để đời và vốn có chút ít năng khiếu nên tôi theo học văn từ năm lớp 6. Dưới sự dẫn dắt của cô giáo bộ môn tâm huyết yêu nghề và có chuyên môn cao nên trong đội tuyển ai cũng đạt được nhiều thành tích. Năm lớp 8, cô lại đồng hành cùng chúng tôi ôn luyện để chuẩn bị cho kì thi khảo sát học sinh giỏi của huyện. Nhưng năm ấy dịch bệnh vẫn kéo dài ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập của chúng tôi. Mặc dù vậy, chúng tôi đều đã học tập rất chăm chỉ và ai cũng mang trong mình lòng quyết tâm cao để rồi đạt được kết quả vượt xa niềm mong đợi. Trong đội có 5 bạn thì có 2 bạn lọt vào đội tuyển ôn thi tỉnh của toàn huyên, trong đó có tôi. Lúc ấy cảm xúc thật khó tả. Bất ngờ ngỡ ngàng và cả hãnh diện nữa, bởi mình đã đạt được thành tích cho nhà trường, cho lớp, cho chính mình. Vui hơn khi mình sắp được mở mang tầm mắt, có những cơ hội được trải nghiệm tại sân chơi Văn Học mới,…Tôi đã thầm hứa với lòng mình rằng sẽ thật trân trọng hội này để một lần nữa khẳng định bản thân, để đến đáp xứng đáng niềm tin của thầy cô cha mẹ ..Thời gian đầu đến trường mới ôn luyện, tôi hăng say lắm bởi mang trong mình niềm tự hào và trọng trách lớn. Suốt 3 tháng hè tôi đi học không ngần ngại. Tôi sẵn sàng hi sinh kì nghỉ hè đáng quý và tôi đã gặt hái được nhiều điều bổ ích. Thế nhưng vào đầu năm học tôi đã gặp phải một vấn đề lớn khiến tâm trí tôi lúc nào cũng quẩn quanh trong những suy nghĩ rối bời và mất phương hướng.
Vì là năm học cuối cấp nên áp lực của việc thi vào lớp 10 đối với chúng tôi là rất lớn. Nếu phải dành thời gian quá nhiều cho môn Văn thì những môn khác chúng tôi sẽ sa sút mất. Muốn làm tốt cả hai thì thật sự rất vất vả. Việc học này bố mẹ tôi cũng lấy làm vui và rất tự hào nhưng cũng không ủng hộ cho lắm vì không muốn con phải vất vả đi học xa, lại lo việc thi chuyển cấp. Tôi cũng đã bàn bạc rất nhiều với bố mẹ, với bạn bè và thưa chuyện với cô . Lúc nào cũng suy nghĩ về việc tiếp tục hay dừng lại bởi dừng lại thì thấy tiếc nuối, tiếp tục thì lại khó khăn, thầy cô lại động viên tôi nhiều lắm. Thầm hỏi sao các anh chị đi trước lại làm được điều khó như thế? Cuối cùng sự nản lòng trong tôi đã chiến thắng quyết tâm, tôi đã quyết định nghỉ để không phải vất vả lo lắng nữa, lần ây tôi thái độ cương quyết lắm, thậm chí là cứng đầu dù thầy cô đã khuyên và động viên việc tiếp tục ôn học. Sắp tới đó có kì thi khảo sát để chọn đội tuyển chính thức tôi chớp lấy thời cơ để nghỉ học một cách bị động . Bạn tôi bàn với tôi kĩ lắm. “Hay mình cứ đi thi xong để giấy trắng? Hay là làm một ít thôi để điểm kém? Thế kiểu gì mà chả bị loại” Chúng tôi tâm đắc với ý tưởng của mình lắm .Đến buổi khảo sát, chúng tôi làm thế thật, chả học gì cả và đi thi như lấy lệ ,nếu nói thẳng ra là để “ chống đối”. Trong phòng thi mọi người thì cật lực làm tôi thì nhìn ngó xung quanh, thảnh thơi viết từng chữ. Nói thật khi nộp bài tôi vẫn có chút sợ không rõ vì điều gì. Về nhà chúng tôi vẫn hoc tập bình thường dù việc học đội tuyển chúng tôi đã từ bỏ nhưng đôi lúc tôi vẫn cứ nghĩ về ánh mắt cô bộ môn đã rèn rũa chúng tôi từ lớp 6 đến giờ. Ánh mắt cô khi giảng bài có cái gì đó làm tôi chột dạ, ánh mắt ấy không biết do tôi tưởng tượng ra hay là sự thật nhưng tôi thấy trong ánh nhìn ấy có một nét buồn, một nét thất vọng vì tôi. Bởi thế mà tôi tôi rất ái ngại mỗi khi đối diện với ánh mắt ấy vì thế mà tôi thường né tránh. Tôi thấy mình thật tệ khi đã phu lòng cô phụ niểm tin công sức và sự kì vọng của người giáo viên tâm huyết ấy. Thỉnh thoảng tôi vẫn hay mở đoạn tin nhắn cô gửi ra đọc : “Hai đứa quyết định thế nào cô cũng ủng hộ. Nhưng nhớ, phải kiên định với con đường mình lựa chọn. Em hãy làm theo những gì em muốn. Con đường nào cũng có chông gai nhưng cơ hội thì không đến 2 lần trong đời. Cô không khuyên em tiếp tục hay từ bỏ bởi cô đã dốc hết lòng mình vì các em. Giờ cô chỉ khuyên em làm theo những gì mình muốn, mình cho là đúng.” Đọc những dòng tin nhắn cô gửi tôi cứ áy náy thây mình thật tệ, thật yếu đuối, toàn làm những điều để cô phiền lòng.
Tôi dặn lòng và cho rằng mọi chuyện đã kết thúc, sự áy náy ấy sẽ sớm qua thôi nhưng bất ngờ có một cuộc trò chuyện đã vượt qua mọi sự toan tính, con trẻ của chúng tôi. Ở một tiết học khi sắp đến giờ ra chơi một thầy giáo đứng ngoài hành lang qua khung cửa sô nói vọng vào “ lát nữa ra chơi hai em xuống gặp cô hiệu trưởng nói chuyện nhé”. Lúc đó tôi sững người và sự lo sợ cứ thế mà lớn dần theo những phút còn lại của tiết học. Cố trấn tĩnh lại và lẩm nhẩm đoán ra lí do cô gọi chúng tôi lên phòng nói chuyện, nhưng điều làm tôi sợ nhất chính là sự nghiêm nghị của một hiệu trưởng đã gắn bó với nghề mấy chục năm nay và đây cũng là lần đầu tiên tôi tiếp xúc gần với cô như vậy .
Khung cảnh ra chơi của sân trường chưa bao giờ làm tôi thấy căng thẳng đến vậy, đứng trước cửa phòng cô chúng tôi nhìn nhau, mở khẽ cánh cửa đi vào. Cô đang làm công việc trên máy tính, thấy chúng tôi cô rời bàn làm việc ra bàn tiếp khách, vừa đi cô vừa nói “ Hai đứa ngồi xuống đây, cô đưa mắt nhìn chúng tôi mỉm cười và hỏi “ Chắc hai đứa cũng biết cô gọi hai đứa xuống đây nói chuyện gì rồi đúng không?”- ”Vâng”-chúng tôi đáp khẽ, nhưng không dám nhìn thẳng cô bởi tôi có thể hình dung rõ gương mặt cử chỉ đôn hậu nhưng vô cùng nghiêm khắc ấy. Cô cho chúng tôi nói lí do nghỉ việc học, đại khái chúng tôi trả lời rằng em sợ mình không có thời gian ôn luyện tất cả các môn để thi vào cấp 3 ạ. Cô với vẻ mặt nghiêm nghị điêm tĩnh nói “ Trước tiên hai đứa phải hiểu rằng hôm nay cô gọi hai đứa xuống đây là việc vô cùng hiếm thấy vì cô có rất ít thời gian để trò chuyện với học sinh. Nên hai đứa phải hiểu rằng cô và nhà trường quan tâm các em đến thế nào”. Cô dùng cách xưng hô vô cùng đời thường gần gũi làm chúng tôi vừa thấy thân quen vừa lúng túng “Cô Loan cô ấy đã rèn rũa hai đứa từ lớp 6 đến giờ mới đạt được thành tích như ngày hôm nay mà các con không biết trân trọng, để cô ấy phải nay khuyên mai động viên, hai đứa không cảm thấy có lỗi với cô ây à? Cô nói cho 2 đứa biết là, chỉ cần hai đứa ở đấy làm bài được điểm kém thôi thì đã phải cảm thấy áy náy xấu hổ với cô Loan rồi, đằng này các em còn làm bài một chăng hai chớ,tìm đủ mọi cách để bị loại, như thế không cảm thấy xấu hổ tội lỗi với cô à?. Văn học là nhân học cơ mà, đáng lẽ ra các em phải hiểu điều này hơn ai hết chứ, các em thử nghĩ làm như thế đã là những đứa trẻ ngoan hay chưa? Các em mới chỉ nghĩ cho bản thân chứ chưa nghĩ cho mọi người xung quanh. Nghe đến đây tôi sững lại không dám ngẩng mặt lên nhìn cô. Giọng cô nhẹ nhàng: “Cô không chạy theo thành tích nhưng các em phải nhớ đó là truyển thống mà nhà trường đã gìn giữ bao nhiêu năm nay. Các em đã mang trên mình một trọng trách lớn lao đó là gìn giữ truyển thống ấy, không phải nói bỏ là bỏ đươc. Các em nên nhớ đây là ngôi nhà chung của chúng ta cơ mà, mỗi chúng ta cần có trách nhiệm gìn giữ nó, vun đắp quảng bá nó để khẳng định với mọi ánh nhìn rằng Tân Hương chúng tôi là thế đấy, chúng tôi có những truyền thống tốt đẹp thế đấy - truyền thống hiểu học . Cô có trách nhiệm bổn phận của cô, các em cũng vậy, chúng ta là một gia đình mà!Cô đã cống hiến cả đời cho ngôi trường này, cho biết bao thế hệ người dân Tân Hương cho đến nay, các em hãy thử hỏi bố mẹ các em cô Xoan là người như thế nào? Cô đã làm những gì ? Đúng thế, chẳng cần nghe ai nói cả tôi đã thấy rõ một nhà lãnh đạo chính trực, tâm huyết lại vô cùng tử tế. Cô nói tiếp: “ Cô rất ít khi chia sẻ về cuộc sống của mình nhưng hôm nay vì chuyện này mà cô sẽ tâm sự với hai đứa, cô đã từng có một cuộc sống rất vất vả . Khi cô còn trẻ mỗi ngày cô đi làm bằng chiếc xe đạp trên con đường đất, đạp hàng chục cây số có lúc đến một giờ chiều mới được ăn cơm trưa, lúc ấy con cô mới được 3 tháng tuổi, cô không có thời gian cho bản thân. Lúc nào cũng quanh ra quẩn vào với con ốm với công việc. Nhưng cô chưa bao giờ nản lòng cả, cô chưa bao giờ nghĩ đến việc bỏ cuộc mà luôn tin rằng những điều tốt đẹp nhất sẽ đến thôi, và thế mới có cô của ngày hôm nay chứ .” Nghe đến đây tôi thật sự xúc động trước lời tâm sự của cô, tôi cứ cúi gằm xuống mà nghĩ rằng, không ngờ cô, người mà mình luôn ngưỡng mộ tôn kính bởi một phong thái an nhàn lại từng có những sóng gió như thế quả thật nếu cô không tâm sự tôi cũng sẽ chẳng bao giờ biết đến điều đó và vẫn nhìn cô với sự ngưỡng mộ mà nghĩ rằng cô ấy có một cuộc sống thật đáng mơ ước. Lời cô như thủ thỉ :“Quay trở lại với việc học này, cô phải nói rằng các em phải cảm thấy may mắn vì có cơ hội được học tập đầy đủ , cô cho các em một ví dụ, như mẹ bạn Chi- bạn học đội tuyển cùng tôi, mẹ Chi ngày xưa cũng là học trò của cô, rất chăm ngoan chịu khó,học giỏi nhưng vì nhà nghèo mà không được ông bà cho học cấp 3 bây giờ phải làm công nhân rất vất vả. Hiểu được nỗi khổ của việc không được học hành đầy đủ, ngày nay bố mẹ đã nuôi các em ăn học để đạt được thành tích. Đấy sẽ là cơ hội rất lớn cho các em phát triển sau này có một cuộc sống tốt. Còn về việc các em sợ không thi được các môn khác , thì cô nói cho các em biết rằng, đó không phải điều lo lắng của một học sinh chăm chỉ . Các em thấy cô có nói sai chỗ nào không?”- Chúng tôi lắc đầu mà khẽ nói “ không ạ”- Cô nói tiếp “ Vậy thì cố gắng quyết tâm nhé! Cô chờ tin chiến thắng của các em.!” Cô đưa tay ra để bắt tay chúng tôi cùng với nụ cười đôn hậu, hơi bất ngờ nhưng tôi đã kịp đưa tay ra để nắm lấy bàn tay cô, dù rất lạ nhưng cảm giác thật ấm áp. Cái bắt tay ấy đối với tôi nó mang nhiều ý nghĩa vô cùng… Từ gương mặt, cử chỉ, ánh nhìn, từng câu tâm sự dặn dò của cô cho tôi một cảm giác ấm áp vô cùng, qua cuộc trò chuyện ấy tôi tự thấy mình thật may mắn! Sẽ chẳng ai có thể hiểu được những gì tôi đã trải qua, sẽ chẳng ai có được những cảm xúc mà tôi có .
Bước ra khỏi phòng , cảm xúc thật khó tả , biết bao những suy nghĩ chen chúc trong tâm trí tôi đến tận ngày hôm nay, mỗi lần nghĩ lại những lời nói của cô tưởng chừng tôi vừa được nghe vậy. Sau cuộc trò chuyện ấy tôi mới nhận ra nhiều điều, rằng mình là một đứa trẻ chưa ngoan, vẫn còn bướng bỉnh và chỉ biết nghĩ cho mình. Mình thật hèn nhát chỉ biết đầu hàng trước khó khăn. Mới chút gian khó đó mình đã chùn bước quay đầu thì sau này làm sao có thể vượt qua những giông tố của cuộc sống. Cô đã cho tôi hiểu rằng, chẳng có hoàn cảnh nào là bế tắc, chỉ có người bế tắc vì hoàn cành! Chuyện gì rồi cũng có cách giải quyết, chỉ cần ta đủ mạnh mẽ lạc quan để đón nhận và dũng cảm đối diện với nó. Thử thách đó chính là cơ hội cho tôi bộc bạch và phát triền những khả năng của bản thân, hơn nữa cơ hội đó đâu đến lần hai khi tôi bỏ lỡ. Vì thế tôi đang ngày ngày cố gắng để viết lên những trang nhật kí thật đẹp, những trang đời thật ý nghĩa. Tôi đã hiểu đâu là giá trị của quyết tâm. Cô hiệu trưởng tôi đã từng chiêm nghiệm: Gía trị của sự cống hiến không phải là những điều gì đó cao siêu, học tập chăm chỉ, vượt qua thử thách đó chính là sự cống hiến đáng quý nhất của tuổi học trò. Và tôi đang được sống cùng những ngày tháng tươi đẹp biết ba , ý nghĩa biết bao, đáng sống biết bao...
Cảm ơn những “ phước lành” mà cuộc đời đã mang đến cho tối, cảm ơn những người luôn bên cạnh dõi theo từng bước chân, cảm ơn họ đã cho tôi cuộc đời, cho tôi điều hay lẽ phải cho tôi biết thế là nào cuộc sống đáng quý, họ thay đổi suy nghĩ non dại của tôi bằng những cử chỉ yêu thương nhất!